VIỆN KHOA HỌC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP CƠ SỞ

Cập nhật: 16/08/2024

Sáng ngày 15 tháng 08 năm 2024, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ tổ chức Hội đồng đánh giá Luận án tiến sĩ cấp cơ sở của NCS Đinh Xuân Mạnh theo Quyết định số 159/QĐ-VĐĐBĐ ngày 26 tháng 6 năm 2024 với tên đề tài: " Nghiên cứu phương pháp xác định độ sâu đáy biển dựa trên số liệu dị thường trọng lực, thực nghiệm một khu vực trên biển đông”

Chủ tịch Hội đồng: GS.TS Võ Chí Mỹ

Thư ký Hội đồng : TS. Lại Văn Thủy

Giáo viên hướng dẫn:  PGS.TS Nguyễn Văn Sáng; TS. Lê Anh Dũng.

GS.TS Võ Chí Mỹ chủ tich Hội đồng phát biểu ý kiến

Tham gia buổi Hội thảo có đầy đủ giáo viên hướng dẫn, các chuyên gia, các nhà khoa học, cán bộ quản lý khoa học đại diện cho: Hội Trắc địa, Bản đồ, Viễn thám Việt Nam. Cục Đo đạc Bản đồ và Thông tin Địa lý Việt Nam. Trường Đại học Mỏ - Địa Chất. Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường. Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ…và các cá nhân quan tâm đến cũng đến dự.

NCS Đinh Xuân Mạnh báo cáo bảo vệ luân án

Mục tiêu của luận án.

Xác lập được cơ sở khoa học và phương pháp luận kết hợp số liệu dị thường trọng lực vệ tinh với dữ liệu trọng lực và độ sâu đo trực tiếp nhằm xác định độ sâu đáy biển trên biển Đông hiệu quả hơn cả về kỹ thuật và kinh tế

Điểm mới của luận án.

- Xác định được giá trị tương phản mật độ vật chất phù hợp trên khu vực Đông-Nam quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ đó đưa ra công thức thực nghiệm xác định độ sâu đáy biển dựa trên số liệu dị thường trọng lực tính từ đo cao vệ tinh kết hợp với số liệu đo trọng lực và đo sâu trực tiếp

- Đã xác định được độ sâu đáy biển ở khu vực Đông-Nam quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đạt độ chính xác cao hơn so với các mô hình độ sâu của thế giới

Các luận điểm bảo vệ.

- Phương pháp kết hợp dị thường trọng lực vệ tinh và số liệu đo trực tiếp, có xét đến độ tương phản mật độ vật chất phù hợp cho phép xây dựng phương pháp và quy trình xác định độ sâu đáy biển cho những vùng biển sâu.

- Phương pháp xác định độ sâu từ dị thường trong lực của đề tài cho phép xác định được độ sâu đáy biển đạt độ chính xác ±70.8m trên khu vực Đông-Nam quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Độ chính xác này cao hơn của các mô hình đã có trên khu vực.

Ý nghĩa khoa học: Phát triển, hoàn thiện phương pháp và quy trình xác định độ sâu đáy biển từ số liệu dị thường trọng lực; Góp phần phát triển phương pháp mới xác định độ sâu đáy biển.

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể ứng dụng trong thực tiễn xác định độ sâu của đáy biển tại những khu vực mà không thể đo trực tiếp được cần phải có phương pháp xác định gián tiếp thông qua dữ liệu đo cao vệ tinh kết hợp với dữ liệu đo trực tiếp có sẵn.

NCS Đinh Xuân Mạnh cảm ơn và tặng hoa Hộ đồng và Giáo viên hướng dẫn

Trong thời gian hơn 3giờ làm việc tập trung và nghiêm túc, các đại biểu và các nhà khoa học đã thảo luận sôi nổi, nhiệt tình đưa ra các ý kiến đóng góp và các câu hỏi cho luận án của NCS. 

Kết thúc buổi Hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học đánh giá Luận án cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên NCS cần phải tiếp thu các ý kiến và tiếp tục chỉnh sửa để sắp tới bảo vệ cấp Viện đạt kết quả tốt hơn.

 

                                                                                                                                       (Phòng Khoa học,Đào tạo, Hợp tác quốc tế và Tạp chí)