Thông báo kêu gọi dự án chung Việt Nam - Đài Loan 2021

Cập nhật: 02/04/2021

Chương trình uu tiên những nhiệm vụ có tính đột phá, những công nghệ tiên tiến; tạo ra các sản phẩm cụ thể có hàm lượng khoa học cao; hợp tác, trao đổi nguồn vật liệu nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ tiên tiến; hợp tác xuất bản các ấn phẩm khoa học, công bố khoa học; hợp tác nâng cao năng lực thông qua đào tạo, tập huấn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

THÔNG BÁO KÊU GỌI DỰ ÁN CHUNG VIỆT NAM - ĐÀI LOAN 2021

 

1. Lĩnh vực hợp tác, gồm 03 lĩnh vực:                                                  

1. Nông nghiệp thông minh (SmartAgriculture):

Các lĩnh vực hợp tác ưu tiên trong nông nghiệp (gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) gồm:

            - Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn, tạo các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu;

     - Công nghệ sinh học, sinh học phân tử, miễn dịch học, vi sinh vật học trong chẩn đoán và phòng trừ dịch hại, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, xử lý môi trường nông nghiệp;

            - Công nghệ bảo quản, chế biến nông sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

            -Ứng dụng cảm biến kết nối vạn vật (IoT Sensors), các thiết bị cảm biến và thiết bị thông minh để kết nối và điều khiển trong sản xuất, nông nghiệp, chế biến nông sản, đánh giá chất lượng sản phẩm và marketing.

            -Công nghệ đèn LED và các công nghệ sử dụng ánh sáng trong hệ thống canh tác nông nghiệp;

            -Canh tác nông nghiệp trong nhà kính, nhà lưới, công nghệ  thủy canh, khí canh...

            -Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản.

          - Ứng dụng các thiết bị bay không người lái (Drones), hệ thống vệ tinh (satellites), công nghệ viễn thám (GIS) để khảo sát thực trạng thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu phục vụ quản lý sản xuất nông nghiệp, cảnh bảo sớm và phòng trừ dịch hại.

- Ứng dụng ICT để quản lý tài chính (công nghệ tài chính) trong nông nghiệp và quản lý trang trại.

2. Y tế công nghệ cao  (Precision Health): ưu tiên xem xét các đề tài hợp tác về:

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ giải mã gen thế hệ mới trong chẩn đoán và phát triển các phương pháp điều trị và dự phòng đối với các bệnh lý có liên quan tới gen ở các lứa tuổi.

            -Ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (I4.0) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong các quyết định lâm sàng, hồ sơ sức khỏe điện tử, trong chẩn đoán, điều trị và quản lý khám chữa bệnh cho con người.

            3.Công nghệ Năng lượng xanh (Green Energy Technology): ưu tiên xem xét các đề tài hợp tác về nghiên cứu, ứng dụng về:

- Công nghệ năng lượng tái tạo (Renewable Energy Technologies, RETs).

            - Các hệ thống điều khiển giám sát lưới điện siêu nhỏ (microgrid) có tích hợp với các nguồn năng lượng tái tạo.

            - Công nghệ hiệu quả năng lượng (EnergyEfficiency Technologies, EETs).
 

2. Yêu cầu chung:

 

- Lĩnh vực nghiên cứu: các nhiệm vụ tham gia tuyển chọn phải thuộc một trong các lĩnh vực nghiên cứu nêu trên.

- Đối tác tham gia thực hiện: Mỗi nhiệm vụ cần có sự hợp tác tham gia thực hiện của đối tác phía Đài Loan.

Về phía Việt Nam, đối tượng tham gia tuyển chọn bao gồm các tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ và tổ chức, các nhân khác có liên quan được quy định bởi pháp luật Việt Nam.

- Thời gian thực hiện nhiệm vụ: tối đa 36 tháng.

- Kinh phí: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu chung do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ Đài Loan đồng tài trợ.

Về phía Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ dưới hình thức nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 10/2019/TT-BKHCN ngày29/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư.

3. Yêu cầu cụ thể đối với nhiệm vụ:

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia theo các quy định hiện hành, cũng như đáp ứng các điều kiện theo Thông tư số 10/2019/TT-BKHCN ngày 29/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư.

Ưu tiên những nhiệm vụ có tính đột phá, những công nghệ tiên tiến; tạo ra các sản phẩm cụ thể có hàm lượng khoa học cao; hợp tác, trao đổi nguồn vật liệu nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ tiên tiến; hợp tác xuất bản các ấn phẩm khoa học, công bố khoa học; hợp tác nâng cao năng lực thông qua đào tạo, tập huấn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

4. Yêu cầu về sản phẩm củanhiệm vụ:

Các sản phẩm của nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư phải là các sản phẩm đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia với các sản phẩm dạng I, dạng II và dạng III:

   - Sản phẩm dạng I: phải là những sản phẩm tiên tiến, có chỉ tiêu kỹ thuật rõ ràng, có hàm lượng khoa học cao, tối thiểu bằng hoặc cao hơn sản phẩm hiện có trên thị trường;ưu tiên các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có thể đăng ký được các sản phẩm về bảo hộ/sở hữu trí tuệ/quyền tác giả.

- Sản phẩm dạng II: các quy trình công nghệ tiên tiến,ưu tiên các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sản phẩm là các công nghệ hoặc qui trình công nghệ có thể đăng ký được về bảo hộ/sở hữu trí tuệ/quyền tác giả.

   - Sản phẩm dạng III gồm ít nhất 1-2 bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế (ưu tiên các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có thể đăng được các bài báo quốc tế trong danh mục ISI), 2 bài báo trên các tạp chí có uy tín trong nước do quỹ Nafosted ban hành; Góp phần đào tạo được các tiến sĩ, thạc sĩ, và kỹ sư (theo hướng luận văn tốt nghiệp thực hiện theo các nội dung của nhiệm vụ).

5. Hồ sơ tuyển chọn:

Hồ sơ phải được nộp theo quy định chung của Chương trình hợp tác song phương giữa Việt Nam và Đài Loan và theo hướng dẫn của cơ quan tham gia đồng tài trợ của mỗi bên, trong đó:

- Về phía nước ngoài: Hồ sơ đề xuất của đối tác Đài Loan tham gia phải nộp qua hệ thống tiếp nhận hồ sơ trực tuyến của Bộ Khoa học và Công nghệ Đài Loan.

- Về phía Việt Nam: Yêu cầu về nộp hồ sơ tham gia tuyển chọn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 và Điều 12 Thông tư số 10/2019/TT-BKHCN ngày 29/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư.

Hồ sơ điện tử nộp trực tuyến theo địa chỉ: http://stm.most.gov.vn và bản gốc nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Khoa học và Công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

            Thời hạn nộp hồ sơ: trước17:00 ngày 16/4/2021.

6. Đánh giá và lựa chọn:

Kết thúc thời gian kêu gọi chung, các đề xuất sẽ được kiểm tra về tính hợp lệ. Những đề xuất được nộp theo quy định chung của hai Bên và của phía Việt Nam mới được cho là hợp lệ để được tiếp tục đưa ra xem xét đánh giá.

7. Thông tin liên hệ:

     - Phía Việt Nam:       

Chị Nguyễn Hương Thu,

Chuyên viên chính, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ

Tel:024.39448901; E-mail: nhthu@most.gov.vn

- Phía Đài Loan (Trung Quốc):

Cheng-Tung Tao (Ms)

Program Director

Department ofInternational Cooperation and Science Education

Ministry of Science andTechnology

Email: cttao@most.gov.tw

Add: 22F, 106 Heping E.Road Sec. 2, Taipei.