CÔNG BỐ NGHỊ ĐỊNH THƯ PHÂN GIỚI CẮM MỐC VIỆT-TRUNG
Cập nhật: 19/07/2010Lễ tuyên bố chính thức quản lý đường biên giới mới và thực hiện Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới, Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc diễn ra hôm nay.
Buổi lễ diễn ra tại cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang -Thiên Bảo, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Các văn bản này được ký kết ngày 18/11/2009.
Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Hồ Xuân Sơn và ông Trương Chí Quân, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Trung Quốc, đánh giá cao ý nghĩa của việc đưa ba văn kiện biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc vào cuộc sống. Việc ký kết này chính thức khép lại quá trình giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc trong 36 năm qua.
Hai bên nhấn mạnh sự kiện này ghi thêm một mốc mới trong lịch sử quan hệ Việt - Trung, tạo tiền đề cho việc xây dựng đường biên giới Việt - Trung hòa bình, hữu nghị, ổn định, lâu dài. Đồng thời, hai thứ trưởng đề nghị các bộ, ngành, địa phương hữu quan hai bên tiếp tục phối hợp trong việc thực thi có hiệu quả các văn kiện biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc dài 1.449,6km, trong đó phần đi theo sông suối là 383,9km. Hai bên đã cắm 1971 mốc, trong đó có một mốc được cắm theo Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc, 1.548 mốc chính và 422 mốc phụ.
Hệ thống mốc giới này cùng với các văn kiện nêu trên là cơ sở pháp lý, đảm bảo cho việc xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển lâu dài giữa hai nước.
Sau lễ tuyên bố, hai bên đã tiến hành hội đàm tại thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang, để thống nhất biện pháp triển khai thực hiện ba văn kiện nói trên. Hai bên nhất trí thành lập Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, cử đại diện biên giới, thiết lập cơ chế liên lạc quản lý Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu giữa hai nước.
Tin liên quan
- CÔNG BỐ NGHỊ ĐỊNH THƯ PHÂN GIỚI CẮM MỐC VIỆT-TRUNG
- TÀU TỰ HÀNH - PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC KHẢO SÁT
- NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
- BẢO VỆ NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN THEO CHỨC NĂNG NĂM 2018 CỦA VIỆN
- KHÁI NIỆM VỀ ĐO ĐẠC
- DỰ THẢO THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT ĐO TRỌNG LỰC CHI TIẾT
- CHUẨN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH KHCN VÀ NÔNG NGHIỆP: HƯỚNG ĐẾN NỀN HÀNH CHÍNH HIỆN ĐẠI, MINH BẠCH
- KHUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN VÀ ĐẨY MẠNH QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN THÔNG TIN DỮ LIỆU KHÔNG GIAN ĐỊA LÝ TÍCH HỢP
- NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH QUY LUẬT DỊCH CHUYỂN ĐẤT ĐÁ VÀ BIẾN DẠNG BÃI THẢI MỎ LỘ THIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊA TIN HỌC PHỤC VỤ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
- NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THÔNG TIN ĐỊA LÝ PHỤC VỤ HỢP TÁC GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHOA HỌC TRÁI ĐẤT TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM, KHU VỰC VÀ TOÀN CẦU