Dự án: “Điều tra, khảo sát lập Bản đồ và đánh giá thực trạng sử dụng đất bãi bồi ven sông vùng đồng bằng Sông Cửu Long”

Cập nhật: 05/05/2009

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Với hệ thống sông ngòi được hình thành chủ yếu là do tự nhiên, con người không tác động đắp đê phòng lụt mà chỉ đào thêm kênh phục vụ giao thông và tưới tiêu. Hàng năm vào mùa nước, vùng đất này bị ngập lụt theo chu kỳ trên diện rộng sau mỗi mùa lũ đều có những cồn đất, cù lao, bãi bồi mới được hình thành, hoặc có những bãi bồi ven sông bị sạt lở theo lũ. Như vậy mức độ biến động đất đai dọc theo hệ thống sông lớn là rất lớn, việc quản lý, định hướng sử dụng đất đối với khu vực này gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay do sức ép về đất canh tác cũng như các hoạt động khai thác nguồn lợi từ bãi bồi ven sông mà nảy sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện. Các hoạt động khai thác ở khu vực này không nằm trong một quy hoạch tổng thể, nhiều trường hợp đã gây lãng phí hoặc tác động lên dòng chảy của sông, nhất là hệ thống thoát lũ của đồng bằng sông Cửu Long.Lũ lụt hàng năm là một đặc thù quan trọng về môi trường của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Lũ lụt có mặt tích cực là làm tăng độ phì nhiêu của đất, bồi đắp mở rộng các cửa sông đổ ra biển, tạo ra những vùng đất mới. Tuy nhiên các cù lao, bãi bồi mới sẽ làm trở ngại đối với giao thông vận tải đường thuỷ, gây khó khăn cho các hoạt động các cảng sông biển. Vấn đề quan trọng là cần đưa ra một giải pháp hiệu quả để tận dụng cao nhất mặt tích cực của lũ lụt và hạn chế nhiều nhất mặt tiêu cực. Định hướng quy hoạch, làm hài hoà các mối quan hệ giữa tác động của con người và tự nhiên sẽ là giải pháp để quyết định phương án hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng.Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven sông nói riêng là quá trình phân phối lại, bảo đảm sử dụng nguồn tài nguyên đất đai được hợp lý với mục tiêu, đạt được hiệu quả tối đa trong mối quan hệ đặc biệt giữa phát triển kinh tế, đảm bảo ổn định, phát triến xã hội và môi trường theo hướng bền vững. Đưa các vùng sản xuất còn manh mún, lẻ tẻ vào hệ thống quy hoạch có chiều sâu giúp cho các định hướng chiến lược lâu dài là vấn đề rất cần thiết. Quy hoạch xây dựng các khu vực neo đậu tầu thuyền, cảng sông, nạo vét luồng lạch là những vấn đề xã hội đang quan tâm.Công tác điều tra toàn diện quỹ đất bãi bồi ven sông vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung từ trước tới nay chưa được tổ chức nào quan tâm thực hiện, vì vậy Dự án được triển khai là điều hết sức cần thiết để xác định cụ thể quỹ đất, mức độ bồi lở, tình hình khai thác sử dụng đất bãi bồi ven sông của miền Tây nam bộ và có chiến lựơc sử dụng hợp lý, bảo tồn thiên nhiên, giảm thiểu được thiệt hại của thiên tai, hướng tới một sự phát triển bền vững.Với mục tiêu, đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả đất bãi bồi ven sông trên các hệ thống sông lớn vùng đồng bằng Sông cửu Long, dự án sẽ triển khai đến năm 2010 theo các nội dung sau:- Điều tra, khảo sát hiện trạng và đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông vùng ĐBSCL;- Điều tra, đánh giá tình trạng xói lở, nguy cơ mất đất và khả năng mở mang diện tích do bồi đắp trên các hệ thống sông chính;- Thành lập bản đồ hiện trạng SDĐ đất vùng bãi bồi ven sông vùng đồng bằng sông Cửu Long- Đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông vùng đồng bằng sông Cửu Long.Phạm vi điều tra bao gồm đất bãi bồi ven sông, đất cù lao trên sông thuộc các sông: Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Cửa Tiểu, sông Mỹ Tho, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên, sông Hậu, sông Mỹ Thạnh, sông Cái Lớn, sông Giang Thành, sông Cửa Lớn, sông ông Đốc, sông Gành Hào.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin liên quan